CỤ NGUYỄN TIẾN RÍNH
Sinh năm 1887, mất 23 tháng 6 năm Ất Mùi ( 1955). An táng tại Ngõ Mưa xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Đỗ tú tài Nho năm Ất Mão (1915) nên thường gọi là Cụ Tú. Trước cách mạng dạy chữ nho, tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục, hiện còn để lại nhiều bài thơ ca yêu nước. Khi lãnh tụ là cụ Hoàng Giáp Đào Nguyên Phổ bị Pháp bức tử, phong trào bị tan rã, cụ cùng một số người khác rút vào hoạt động bí mật. Sau đó cụ được cử đi làm Thừa phái tại châu Sơn Dương- tỉnh Tuyên Quang cho đến năm 1942 thì đổi về Tùng Thiện nay là huyện Ba Vì và Quốc Oai –Sơn Tây. Sau đó về Trực Ninh, Nam Định. Ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Cụ được giác ngộ cách mạng và bắt đầu tham gia các tổ chức của Đảng cộng sản Đông dương, làm đến chức Phó Chủ tịch Uỷ Ban kháng chiến Hành chính kiêm chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh huyện Quỳnh Côi, Chủ tịch Uỷ ban liên Việt huyện Quỳnh Côi đến năm 1954 thì nghỉ hưu – năm 1955 giảm tô,cụ bị quy oan là đầu sỏ Quốc dân Đảng và bị đối xử thậm tệ. Quá uất ức Cụ đã chọn dòng Sông Luộc để trẫm mình ngày 23 tháng 6 Ất Mùi. Khi sửa sai ( 1956) Cụ được phục hồi Đảng tịch và danh dự, được Nhà nước truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng 2.
Sử sách Thái Bình còn ghi những hoạt động yêu nước của Cụ trước cách mạng Tháng tám, thể hiện rõ trong các cuốn “ Ngàn năm đất và người Thái Bình” –NXB VH-TT Thái Bình xuất bản năm 1989 và “ Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ năm 1927-1954” của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình- xuất bản năm 1992.
Trong đó có đoạn: “ Tại đình Nan và cả một số chùa chiền quanh vùng chợ Nan- nơi có tiếng về buôn bán giao lưu tấp nập, các ông Tú Rào ( tức Tú Rính), Tú Quế và Tú Liễn lại dùng các thể loại thơ ca nôm na mộc mạc để “ giảng kinh”. Hình thức thiện đàn đã thu hút được khá đông đảo người tham dự, trong đó đa số là thanh niên học sinh- Tiếng nói yêu nước vẳng ra từ các thiện đàn dẫu mới chỉ khoan nhặt, kín đáo nhưng đã có sức thu hút rất mạnh truớc những con người đang khát khao được giải phóng khỏi ách đô hộ nghẹt thở của ngoại bang, nội dung.
Các bài kinh mới của thiện đàn dẫu không thể vạch ra con đường Giải phóng dân tộc nhưng đã khêu gợi được lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Dự các buổi “Giáng bút nghe kinh”, mỗi con dân nước Nam như được sống lại với niềm kiêu hãnh về “ sông Nhị,Núi Nùng”, được nhắc nhở lại dòng dõi “ Con Lạc, Cháu Hổng”. Bằng cách bóng gió xa xôi chứa nhiều ẩn ý, kinh thiện đàn còn vạch ra cả những bộ mặt hèn hạ của những loại “ thòng đong, rô, giếc, cá ngão, mại bầu” đang tranh thủ đục nước béo cò, cam tâm làm tay sai cho giặc”. Sau đây là bài thơ tiêu biểu của Cụ.
KINH CON CÁ.
Kho thóc đầy một hạt kể là bao
Kể từ đất thấp trời cao
Người ta cũng được tính vào làm ba
Ngẫm thiên địa trơ trơ vàng, sắt
Mới hay là vạn vật tri, linh
Phải nên xem xét sự tình,
Cái Tâm chớ để phụ mình nam nhi
Lúc thong thả, nhân khi hạc giá (1)
Kể mà chơi chuyện Cá cũng nực cười
Biết bao Trắm – Chép – Mè- Trôi,
Trong ao vùng vẩy lưng trời nước non
Kể chi giống Thờn bơn méo miệng.
Thòng đong kia, Rô Giếc cũng một đoàn
Khi thong thả, lúc thanh nhàn
Tớ , thày ra nhởn , thế gian sờn lòng
Cũng có lúc cơn giông, bão giật,
Chơi làm cho lở đất long trời
Nào hay con Tạo trêu ngươi,
Làm cho nước lại khi vơi, khi đầy
Gặp phải buổi cấy cày hán hạn,
Hết chuôm ngòi, người gạn đến ao
Một cơn bão táp ào ào
Tớ, thày bỗng chốc xôn xao, rối xoè
Nào anh Trắm, anh Trôi, anh Mè, anh Chép
Dù đắng cay, vẫn xếp trong lòng
Niềm ân ái nỗi thuỷ chung
Ví bằng sống đục, thác trong cũng liều
Anh Trê vẫn giở điều ngang ngạnh(2)
Anh Rô còn quen tính xương mang( 3)
Rằng, có khi biến, có khi thường.
Khi nguy, cũng phải tìm đường gửi thân
Anh bè muống, anh lần bè ngổ
Còn nghĩ chi khi sung sướng có nhau
Còn phường Cá Ngão, Mại bầu
Lựa dòng nước chảy, theo gầu mà bon
Anh Rói vẫn nỉ non vì nước(4)
Mặt đỏ hoe, xuôi ngược một mình
Rằng vui- vui cả triều đình
Không vui thì chớ một mình ai vui
Vẫn một niềm kêu trời khấn phật
Bỗng ầm ầm nổi trận phong ba
Một cơn gió táp, mưa sa,
Vuờn trên , ao dưới chan hoà nước non
Cuộc vuông tròn Trời -đất
Tấm lòng son, ai nỡ dứt tình,
Tớ thầy vè vẫy, rung rinh chơi bời.
Đường kén chọn ở đời, hỏi ai rành nhất?
Thức cá lành, dù đắt cũng mua
Ra, gì hạng cá lòng cò,
Tới gần tanh sực, chớ mua hoài tiền
--------------------------------------------------------------------
( 1) Hạc giá: lên đồng, cầu Thánh giáng bút
(2), (3) – Có câu Ngạnh trê, Mang rô: trong tư thế chiến đấu
( 4) Cá Rói mắt đỏ
Cụ Rính có hai người vợ:
Cụ Cả: Nguyễn Thị Ca người làng Nan, xã Quỳnh Hoàng, mất 15.4 Bính Ngọ ( 1966), an táng tại Ngõ Mưa.
Cụ cả sinh được 6 người con, 4 trai 2 gái:
1. Nguyễn Thị Quyên
2. Nguyễn Tiến Thát
3. Nguyễn Tiến Lộ
4. Nguyễn Thị Riện
5. Nguyễn Tiến Thản
6. Nguyễn Như Trác
Cụ Hai: Lưu thị Điềm người làng Đệ Đỗ, xã Quỳnh Lâm, mất 27.4 Canh Dần( 1950), an táng tại Ngõ Mưa.
Cụ Hai sinh được 5 người con, 3 trai 2 gái:
1. Nguyễn Văn Ngạn
2. Nguyễn Xuân Trang
3. Nguyễn Thị Riệm
4. Nguyễn Thị Hoàn
5. Nguyễn Xuân Tín.
Sinh năm 1887, mất 23 tháng 6 năm Ất Mùi ( 1955). An táng tại Ngõ Mưa xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Đỗ tú tài Nho năm Ất Mão (1915) nên thường gọi là Cụ Tú. Trước cách mạng dạy chữ nho, tham gia phong trào Đông kinh nghĩa thục, hiện còn để lại nhiều bài thơ ca yêu nước. Khi lãnh tụ là cụ Hoàng Giáp Đào Nguyên Phổ bị Pháp bức tử, phong trào bị tan rã, cụ cùng một số người khác rút vào hoạt động bí mật. Sau đó cụ được cử đi làm Thừa phái tại châu Sơn Dương- tỉnh Tuyên Quang cho đến năm 1942 thì đổi về Tùng Thiện nay là huyện Ba Vì và Quốc Oai –Sơn Tây. Sau đó về Trực Ninh, Nam Định. Ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Cụ được giác ngộ cách mạng và bắt đầu tham gia các tổ chức của Đảng cộng sản Đông dương, làm đến chức Phó Chủ tịch Uỷ Ban kháng chiến Hành chính kiêm chủ nhiệm Tổng bộ Việt Minh huyện Quỳnh Côi, Chủ tịch Uỷ ban liên Việt huyện Quỳnh Côi đến năm 1954 thì nghỉ hưu – năm 1955 giảm tô,cụ bị quy oan là đầu sỏ Quốc dân Đảng và bị đối xử thậm tệ. Quá uất ức Cụ đã chọn dòng Sông Luộc để trẫm mình ngày 23 tháng 6 Ất Mùi. Khi sửa sai ( 1956) Cụ được phục hồi Đảng tịch và danh dự, được Nhà nước truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng 2.
Sử sách Thái Bình còn ghi những hoạt động yêu nước của Cụ trước cách mạng Tháng tám, thể hiện rõ trong các cuốn “ Ngàn năm đất và người Thái Bình” –NXB VH-TT Thái Bình xuất bản năm 1989 và “ Lịch sử Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ năm 1927-1954” của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình- xuất bản năm 1992.
Trong đó có đoạn: “ Tại đình Nan và cả một số chùa chiền quanh vùng chợ Nan- nơi có tiếng về buôn bán giao lưu tấp nập, các ông Tú Rào ( tức Tú Rính), Tú Quế và Tú Liễn lại dùng các thể loại thơ ca nôm na mộc mạc để “ giảng kinh”. Hình thức thiện đàn đã thu hút được khá đông đảo người tham dự, trong đó đa số là thanh niên học sinh- Tiếng nói yêu nước vẳng ra từ các thiện đàn dẫu mới chỉ khoan nhặt, kín đáo nhưng đã có sức thu hút rất mạnh truớc những con người đang khát khao được giải phóng khỏi ách đô hộ nghẹt thở của ngoại bang, nội dung.
Các bài kinh mới của thiện đàn dẫu không thể vạch ra con đường Giải phóng dân tộc nhưng đã khêu gợi được lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Dự các buổi “Giáng bút nghe kinh”, mỗi con dân nước Nam như được sống lại với niềm kiêu hãnh về “ sông Nhị,Núi Nùng”, được nhắc nhở lại dòng dõi “ Con Lạc, Cháu Hổng”. Bằng cách bóng gió xa xôi chứa nhiều ẩn ý, kinh thiện đàn còn vạch ra cả những bộ mặt hèn hạ của những loại “ thòng đong, rô, giếc, cá ngão, mại bầu” đang tranh thủ đục nước béo cò, cam tâm làm tay sai cho giặc”. Sau đây là bài thơ tiêu biểu của Cụ.
KINH CON CÁ.
Kho thóc đầy một hạt kể là bao
Kể từ đất thấp trời cao
Người ta cũng được tính vào làm ba
Ngẫm thiên địa trơ trơ vàng, sắt
Mới hay là vạn vật tri, linh
Phải nên xem xét sự tình,
Cái Tâm chớ để phụ mình nam nhi
Lúc thong thả, nhân khi hạc giá (1)
Kể mà chơi chuyện Cá cũng nực cười
Biết bao Trắm – Chép – Mè- Trôi,
Trong ao vùng vẩy lưng trời nước non
Kể chi giống Thờn bơn méo miệng.
Thòng đong kia, Rô Giếc cũng một đoàn
Khi thong thả, lúc thanh nhàn
Tớ , thày ra nhởn , thế gian sờn lòng
Cũng có lúc cơn giông, bão giật,
Chơi làm cho lở đất long trời
Nào hay con Tạo trêu ngươi,
Làm cho nước lại khi vơi, khi đầy
Gặp phải buổi cấy cày hán hạn,
Hết chuôm ngòi, người gạn đến ao
Một cơn bão táp ào ào
Tớ, thày bỗng chốc xôn xao, rối xoè
Nào anh Trắm, anh Trôi, anh Mè, anh Chép
Dù đắng cay, vẫn xếp trong lòng
Niềm ân ái nỗi thuỷ chung
Ví bằng sống đục, thác trong cũng liều
Anh Trê vẫn giở điều ngang ngạnh(2)
Anh Rô còn quen tính xương mang( 3)
Rằng, có khi biến, có khi thường.
Khi nguy, cũng phải tìm đường gửi thân
Anh bè muống, anh lần bè ngổ
Còn nghĩ chi khi sung sướng có nhau
Còn phường Cá Ngão, Mại bầu
Lựa dòng nước chảy, theo gầu mà bon
Anh Rói vẫn nỉ non vì nước(4)
Mặt đỏ hoe, xuôi ngược một mình
Rằng vui- vui cả triều đình
Không vui thì chớ một mình ai vui
Vẫn một niềm kêu trời khấn phật
Bỗng ầm ầm nổi trận phong ba
Một cơn gió táp, mưa sa,
Vuờn trên , ao dưới chan hoà nước non
Cuộc vuông tròn Trời -đất
Tấm lòng son, ai nỡ dứt tình,
Tớ thầy vè vẫy, rung rinh chơi bời.
Đường kén chọn ở đời, hỏi ai rành nhất?
Thức cá lành, dù đắt cũng mua
Ra, gì hạng cá lòng cò,
Tới gần tanh sực, chớ mua hoài tiền
--------------------------------------------------------------------
( 1) Hạc giá: lên đồng, cầu Thánh giáng bút
(2), (3) – Có câu Ngạnh trê, Mang rô: trong tư thế chiến đấu
( 4) Cá Rói mắt đỏ
Cụ Rính có hai người vợ:
Cụ Cả: Nguyễn Thị Ca người làng Nan, xã Quỳnh Hoàng, mất 15.4 Bính Ngọ ( 1966), an táng tại Ngõ Mưa.
Cụ cả sinh được 6 người con, 4 trai 2 gái:
1. Nguyễn Thị Quyên
2. Nguyễn Tiến Thát
3. Nguyễn Tiến Lộ
4. Nguyễn Thị Riện
5. Nguyễn Tiến Thản
6. Nguyễn Như Trác
Cụ Hai: Lưu thị Điềm người làng Đệ Đỗ, xã Quỳnh Lâm, mất 27.4 Canh Dần( 1950), an táng tại Ngõ Mưa.
Cụ Hai sinh được 5 người con, 3 trai 2 gái:
1. Nguyễn Văn Ngạn
2. Nguyễn Xuân Trang
3. Nguyễn Thị Riệm
4. Nguyễn Thị Hoàn
5. Nguyễn Xuân Tín.
PARENT (U) ? | |||
Birth | |||
Death | |||
Father | ? | ||
Mother | ? | ||
PARENT (M) D4 Tiến Soạn Nguyễn | |||
Birth | |||
Death | |||
Marriage | to ? | ||
Father | ? | ||
Mother | D3 Tiến Bảo Nguyễn | ||
CHILDREN | |||
F | D5 Thị Hiên Nguyễn | ||
Birth | |||
Death | |||
Private | |||
Birth | |||
Death | |||
Marriage | to D5 Thị Sa Nguyễn | ||
Marriage | to D5 Thị Sen Nguyễn | ||
M | D5 Thị Dự Nguyễn | ||
Birth | |||
Death | |||
M | D5 Tiến Nam Nguyễn | ||
Birth | |||
Death | |||
M | D5 Tiến Rính Nguyễn | ||
Birth | |||
Death | |||
Marriage | to D5 Thị Ca Nguyễn | ||
Marriage | to D5 Thị Điềm Lưu | ||
F | D5 Thị Mậu Nguyễn | ||
Birth | |||
Death | |||
M | D5 Tiến Tốn Nguyễn | ||
Birth | |||
Death | |||
Marriage | to D5 Thị Lan Nguyễn | ||
Marriage | to D5 Thị Ruộm Nguyễn | ||
F | D5 Thị Kiến Nguyễn | ||
Birth | |||
Death | |||
Marriage | to D5 Trắc Quảng Phạm | ||
M | D5 Tiến Bật Nguyễn | ||
Birth | |||
Death | |||
Marriage | to D5 Thị Hân Đào | ||
F | D5 Thị Dậu Nguyễn | ||
Birth | |||
Death |
+ Private